Các bước đơn giản giúp kiểm tra báo cáo tài chính

Cách làm báo cáo tài chính thì có thể đã có nhiều kế toán nắm vững trong quá trình công tác. Tuy nhiên, bên cạnh những vướng mắc về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, về nghĩa vụ kê khai thuế, về phần mềm hóa đơn điện tử,… việc báo cáo tài chính được làm đã chuẩn xác hay chưa thì kế toán lại khá lúng túng. Nếu cảm thấy báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn nhiều vấn đề cần xem lại thì hãy tham khảo các bước kiểm tra báo cáo tài chính cực đơn giản ngay dưới đây.

1. Kiểm tra sổ nhật ký chung

Ở bước đầu tiên này, kế toán cần rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng nợ sau đó kiểm tra số tiền kết chuyển vào mỗi tháng đã chính xác hay chưa và tổng phat sinh ở nhật ký chung có bằng tổng phát sinh ở bảng cân đối tài khoản hay không.

2. Kiểm tra bảng cân đối tài khoản

Dựa vào nguyên tắc tổng phát sinh bên nợ được tính bằng tổng số phát sinh bên có, kế toán cần kiểm tra:

– Tổng số dư nợ đầu kỳ = số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang

– Tổng số nợ phát sinh trong kỳ = Tổng số phát sinh có trong kỳ = Tổng phát sinh ở nhật ký chung

– Tổng số dư nợ cuối kỳ = Tổng số dư đang có cuối kỳ

báo cáo tài chính

3. Kiểm tra sổ sách tài khoản 1111

Bước tiếp theo trong quá trình kiểm tra báo cáo tài chính, kế toán cần xem xét lại:

– Số dư nợ đầu kỳ sổ cái trong TK 1111 được tính bằng số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ đầu kỳ của sổ quỹ tiền mặt

– Số phát sinh nợ có sổ cái trong TK 1111 được tính bằng số phát sinh nợ có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh nợ có sổ quỹ tiền mặt

– Số dư nợ cuối kỳ trong sổ cái TK 1111 được tính bằng số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ cuối kỳ trong sổ quỹ tiền mặt.

4. Kiểm tra tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

Ở bước này, số liệu kế toán thường phức tạp và dễ bị nhầm lẫn hơn, vì vậy kế toán cần rà soát lại thật kỹ lưỡng những số liệu sau đây:

– Số dư nợ đầu kỳ sổ cái của TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ đầu kỳ

– Số tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê

– Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh

– Số dư nợ cuối kỳ sổ tiền gửi ngân hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê

5. Kiểm tra tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

Tài khoản 331 dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế. Vì vậy, kế toán cần phải kiểm tra phần nhật ký mua hàng, bảng tổng hợp nợ cần phải trả và chi tiết nợ cần phải trả cho từng đối tượng khác nhau.

6. Kiểm tra thuế GTGT đầu vào và đầu ra

Thuế GTGT là một khoản vô cùng quan trọng trong quá trình làm báo cáo tài chính và thường được thanh tra, kiểm tra cuối năm. Vì vậy, việc kiểm tra thuế GTGT phải được tiến hành cẩn thận, cụ thể kiểm tra những nội dung như sau:

a. Tài khoản 1331 – Phụ lục PL 01-2/GTGT: Đây là bảng kê hóa đơn dịch vụ hàng hóa mua vào

Kiểm tra:

– Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ từ trước chuyển sang

– Số phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 được tính bằng số phát sinh nợ có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh và bằng số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 

Trên 99% người nộp thuế đã đăng ký khai – nộp thuế điện tử 

Điểm mới trên mẫu hóa đơn điện tử mới nhất hiện nay

b. Tài khoản 3331: Đây là số tiền phát sinh nằm trong phụ lục PL 01-1/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

Kiểm tra số phát sinh nợ có sổ cái TK 3331 = Số phát sinh có TK 3331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-1/GTGT

– Nếu tổng tháng phát sinh đầu ra lớn hơn đầu vào thì khi nộp thuế, số dư cuối kỳ có trong TK 3311 phải bằng chỉ tiêu tờ khai thuế của tháng đó.

– Nếu còn được khấu trừ đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu = Số dư đầu kỳ nợ TK 1331; Số dư cuối kỳ nợ TK 1331 = Chỉ tiêu